Bàn thờ Thần Tài gồm những gì? Cách sắp xếp đúng chuẩn để rước lộc
Bàn thờ Thần Tài là nơi thờ cúng quan trọng trong nhiều gia đình, được cho là mang lại tài lộc và may mắn. Để bàn thờ phát huy tối đa ý nghĩa phong thủy, việc bài trí đúng cách với đầy đủ các vật phẩm là điều cần thiết. Vậy bàn thờ Thần Tài gồm những gì? Cách sắp xếp bàn thờ thần tài như thế nào cho đúng? Cùng Đồ Thờ Hải Anh tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
Bàn thờ Thần Tài gồm những gì?
Để lập một bàn thờ Thần Tài đúng chuẩn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm sau đây. Mỗi vật phẩm đều mang một ý nghĩa riêng và góp phần tạo nên sự hoàn chỉnh cho bàn thờ:
1. Bàn thờ Thần Tài
Đây được coi là ngôi nhà của các vị Thần. Bàn thờ thường được làm bằng gỗ tự nhiên như gỗ mít, gỗ gụ, gỗ hương vì những loại gỗ này bền đẹp, có vân gỗ đẹp và mang năng lượng tốt. Ngoài ra, bàn thờ đá cũng là một lựa chọn phổ biến.
Một số mẫu bàn thờ hiện đại có thêm hộp đèn, mái cong và họa tiết chạm khắc hình rồng, mây, hoa sen... thể hiện sự trang nghiêm, linh thiêng.
Khi chọn bàn thờ, bạn cần chú ý đến kích thước sao cho phù hợp với không gian đặt và quan trọng hơn là phải chọn kích thước theo thước Lỗ Ban để đảm bảo rơi vào cung Tài Lộc, Hưng Vượng, mang lại may mắn cho gia chủ. Ví dụ: 39, 41, 49 hay 61 cm…
Bàn thờ có thể có nhiều kiểu dáng từ cổ điển với những chạm khắc tinh xảo đến hiện đại, tối giản.
2. Tượng Thần Tài, Thổ Địa
Đây là hai vị thần chính được thờ trên bàn thờ Thần Tài. Thần Tài là vị thần chuyên cai quản tiền bạc, của cải, còn Thổ Địa là vị thần cai quản đất đai, nhà cửa, phù hộ cho gia chủ an cư lạc nghiệp.
Nếu ban thờ to thì có thể thờ thêm ông Thần Phát.
Hiện nay có nhiều mẫu tượng bằng sứ, gỗ hoặc composite, tùy theo nhu cầu và điều kiện tài chính.
Thông thường các pho tượng có kích thước khá thấp, nếu để trực tiếp tượng vào thì bát hương sẽ che mất tượng - đây là một điều không tốt. Vì vậy, nên đặt tượng nên trên 1 cái ngai để nâng cao bức tượng lên, thể hiện sự trang trọng
Tất cả các tượng Thần Tài, Thổ Địa đều có một lỗ nhỏ ở phía dưới. Bạn cần đặt bộ cốt Thất Bảo (gồm 7 bảo vật: Vàng, Bạc, Hổ Phách, Mã Não, Ngọc Trai, san hô Đỏ, ngọc Cẩm Thạch) vào bên trong để giữ linh khí, giúp tượng có được linh ứng.
3. Bát hương (Lư hương)
Bát hương là nơi để thắp nhang, hội tụ linh khí, thể hiện lòng thành kính của gia chủ. Nên sử dụng bát hương bằng sứ hoặc đồng. Trước khi đưa vào sử dụng, bát hương cần được bao sái (làm sạch) và nạp cốt (thỉnh tro, bộ thất bảo) theo đúng nghi lễ.
Bát hương có mặt nguyệt, và khi đặt bát hương luôn phải để mặt nguyệt hướng ra bên ngoài.
4. Hũ gạo, hũ muối
Gạo và muối là hai vật phẩm thiết yếu tượng trưng cho lương thực, nguồn sống. Hai hũ này là biểu tượng của sự no đủ, sung túc và tài lộc không ngừng.
Lưu ý: Bạn nên thay mới gạo, muối, nước định kỳ, thường khoảng 2-3 tháng 1 lần để đảm bảo sự tươi mới và sung túc liên tục.
5. Nậm rượu
Nậm rượu (nậm sứ hoặc thủy tinh) thường được đặt kèm cùng bộ ba hũ gạo – muối. Rượu tượng trưng cho sự lễ nghĩa, kính trọng thần linh, đồng thời mang ý nghĩa thu hút tài khí, trừ tà, hóa giải sát khí. Tùy vào vùng miền, có thể dùng nước tinh khiết thay cho rượu.
6. Khay hoa quả/vật phẩm
Dù là khay có chân hay không chân thì độ cao của khay cũng không được vượt quá mặt nguyệt của bát hương.
7. Khay chén
Thường là khay 3 chén hoặc 5 chén.
Nếu là khay 3 chén sẽ để 1 chén rượu, 1 chén trà khô và 1 chén nước.
Nếu là khay 5 chén thì sẽ bao gồm 1 chén rượu, 1 chén trà khô, 1 chén nước, 1 chén gạo và 1 chén muối.
8. Lọ hoa, ống cắm hương
Lọ hoa thường cắm hoa tươi, chủ yếu là hoa cúc, hoa đồng tiền, hoặc lay ơn. Mỗi bàn thờ nên có ít nhất một lọ hoa, đặt bên phải (từ ngoài nhìn vào).
Ống cắm hương dùng để đựng nhang, giúp bàn thờ gọn gàng, ngăn nắp hơn. Có thể chọn ống cắm bằng gốm sứ cùng tông màu với các vật phẩm thờ khác.
9. Linh vật
Ngoài các vật phẩm cơ bản, gia chủ có thể đặt thêm các linh vật phong thủy như Long Quy, Thiềm Thừ (Cóc ngậm tiền), hay Tỳ Hưu để tăng cường khả năng chiêu tài, hút lộc.
Cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài đúng chuẩn để rước lộc
1. Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài
-
Đặt sát mặt đất, nơi gần cửa chính, cửa ra vào của cửa hàng hoặc nhà ở để “đón lộc từ ngoài vào”.
-
Lưng bàn thờ phải dựa vào tường chắc chắn, tạo thế “tựa sơn vững chắc”.
-
Tránh đặt gần nhà vệ sinh, gầm cầu thang, hoặc nơi tối tăm, ẩm thấp.
-
Tốt nhất nên đặt ở góc tài lộc theo cung Thiên Lộc (Đông Nam) hoặc cung Quý Nhân (Tây Bắc) của ngôi nhà.
2. Vị trí đặt, sắp xếp tượng, vật phẩm trên bàn thờ Thần Tài đúng chuẩn
- Tượng Thần Tài – Thổ Địa: Đặt sát vách trong cùng của bàn thờ. Thần Tài đặt bên phải, Thổ Địa bên trái (từ ngoài nhìn vào).
- Bát hương: Đặt chính giữa, phía trước hai ông Thần.
- Hũ gạo - muối: Đặt thành hàng ngang phía trước tượng hoặc hai bên bát hương. Hũ gạo để bên phải, hũ muối để bên trái (từ ngoài nhìn vào)
- Nậm rượu: Đặt phía trên hũ gạo hoặc hũ muối
- Khay hoa quả/vật phẩm: Đặt phía trước bát hương.
- Khay chén: Đặt phía trước khay hoa quả, vật phẩm.
- Lọ hoa: Đặt phía dưới bên phải bàn thờ (từ ngoài nhìn vào), thường cắm hoa cúc, hoa đồng tiền...
- Ống cắm hương: Đặt phía dưới bên trái bàn thờ (từ ngoài nhìn vào) để giữ nhang.
- Linh vật (nếu có)
-
Tỳ Hưu: là 1 đôi có con đực và con cái, có thể đặt trên ngai để 2 bên trái phải bàn thờ
-
Long Quy: đặt bên phải bàn thờ (từ ngoài nhìn vào), quay đầu ra ngoài
-
Cóc Thiềm Thừ (cóc ba chân ngậm tiền): đặt bên trái bàn thờ (từ ngoài nhìn vào), quay đầu vào trong.
Việc sắp xếp bàn thờ Thần Tài đúng cách không chỉ là yếu tố tâm linh mà còn là nghệ thuật bài trí hài hòa, chuẩn phong thủy, góp phần tạo nên không gian linh thiêng và mang lại vận khí tốt lành cho gia chủ. Dù là hộ kinh doanh hay gia đình bình thường, khi đã thờ Thần Tài – Thổ Địa thì cần thành tâm, tôn kính và chăm sóc bàn thờ mỗi ngày để giữ vượng khí lâu dài